Chương III
ĐƯỜNG DÂY TRUNG ÁP
a. Đường dây trên không
3-1. Dây dẫn điện
3-1.1. Loại dây dẫn điện
1) Loại dây dẫn điện được chọn theo điều kiện môi trường làm việc, yêu cầu về độ bền cơ học và độ an toàn trong các trường hợp giao chéo.
2) Loại dây dẫn sử dụng cho đường dây trung áp chủ yếu là dây nhôm lõi thép. Với dây dẫn có tiết diện từ 120mm2 trở lên có thể dùng dây nhôm không có lõi thép tuỳ theo yêu cầu độ bền cơ học của từng đường dây. Khi lựa chọn loại dây dẫn cần có tính toán so sánh kinh tế-kỹ thuật.
3) Không sử dụng loại dây nhôm không có lõi thép với tiết diện từ 95mm2 trở xuống trên các đường dây trung áp và với tiết diện bất kỳ làm dây trung tính và trong các khoảng vượt sông, vượt đường sắt.
4) Khi đường dây đi qua khu vực bị nhiễm mặn (cách bờ biển đến 5km), nhiễm bụi bẩn công nghiệp ( cách nhà máy đến 1,5km ) có hoạt chất ăn mòn kim loại, cần sử dụng loại dây dẫn chống ăn mòn.
3-1.2. Tiết diện dây dẫn
3-1.2.1. Cơ sở lựa chọn tiết diện dây dẫn
1) Tiết diện dây dẫn được chọn sao cho có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp điện đầy đủ với chất lượng đảm bảo đối với nhu cầu phát triển của phụ tải khu vực theo quy hoạch dài hạn tới 10 năm.
2) Tiết diện dây dẫn được lựa chọn theo các điều kiện về:
i) Mật độ dòng điện kinh tế,
ii) Tổn thất điện áp cho phép,
iii) Đđộ phát nóng cho phép,
iv) Độ bền cơ học và
v) Môi trường làm việc theo các quy định trong Quy phạm Trang bị điện: 11TCN-18-2006.
3) Khi lựa chọn tiết diện dây dẫn cần lưu ý tới các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa trong thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành sau này.
3-1.2.2. Các yêu cầu khác
1) Đường dây trục chính cung cấp điện cho các phụ tải lớn nên kết cấu dạng lưới kín, vận hành hở với đường dây có tiết diện dây dẫn từ 120mm2 trở lên.
2) Đối với các đường trục cung cấp điện cho nhiều xã vùng đồng bằng với chiều dài hơn 20km hoặc miền núi với chiều dài hơn 40km, nên chọn tiết diện dây dẫn từ 95mm2 trở lên.
3) Đối với lưới điện có trung tính trực tiếp nối đất, tiết diện dây trung tính được chọn thấp hơn một cấp so với dây pha cho các đường dây 3 pha 4 dây, và bằng tiết diện dây pha cho các đường dây 1 pha 2 dây và 1 pha 3 dây.
4) Đối với những đường dây dài, khi chọn tiết diện dây dẫn cần tính toán kinh tế kỹ thuật so sánh với việc lắp đặt tụ bù tại cuối đường dây để đảm bảo mức điện áp cho phép (bù kỹ thuật).
3-2. Cách điện và phụ kiện đường dây
3-2.1. Bố trí cách điện
1) Đỡ dây dẫn tại các vị trí cột đỡ đường dây trung áp có thể dùng cách điện đứng hoặc chuỗi đỡ tuỳ theo đường kính dây dẫn và yêu cầu chịu lực đối với cách điện.
2) Khi đỡ dây dẫn bằng cách điện đứng nên bố trí như sau :
+ Tại các vị trí đỡ thẳng dùng 1 cách điện đứng đỡ 1 dây dẫn.
+ Tại các vị trí đỡ vượt đường giao thông, vượt các đường dây khác hoặc vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh hoạt phải dùng 2 cách điện đứng đặt ngang tuyến.
+ Tại các vị trí đỡ góc nhỏ, đỡ thẳng trên đường dây trung áp có trung tính cách ly đi chung với đường dây hạ áp dùng 2 cách điện đứng đặt dọc tuyến.
+ Trên các đường dây trung áp có trung tính trực tiếp nối đất đi chung với đường dây hạ áp cho phép dùng 1 cách điện đứng đỡ 1 dây dẫn.
3) Khi sử dụng cách điện chuỗi đỡ cho đường dây thì bố trí mỗi dây dẫn 1 chuỗi đỡ.
4) Đối với các đường dây có tiết diện dây dẫn từ 240mm2 trở lên nói chung hoăc từ 120mm2 trở lên tại khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nên dùng cách điện chuỗi đỡ để đỡ dây dẫn.
5) Tại các vị trí néo cuối, néo góc, néo thẳng, với dây dẫn có tiết diện từ 70mm2 trở lên phải dùng cách điện chuỗi néo để néo dây dẫn.
6) Tại các vị trí cột đỡ vượt, néo vượt có chiều cao trên 40m phải dùng hai chuỗi đỡ hoặc hai chuỗi néo để đỡ hoặc néo dây dẫn và phải tăng thêm một bát cách điện cho mỗi đoạn 10m cột tăng thêm.
3-2.2. Lựa chọn loại cách điện
1) Cách điện đứng được lựa chọn theo cấp điện áp của lưới điện: cách điện 38,5kV cho các đường dây 35kV và cách điện 24kV cho các đường dây 22kV.
2) Cách điện đứng được sử dụng là loại cách điện gốm hoặc thuỷ tinh (loại Line Post, Pine Type hoặc Pine Post) với các tiêu chuẩn kỹ thuật
được nêu trong TCVN-4759-1993 và TCVN-5851-1994. Trường hợp công trình đi qua khu vực ô nhiễm, sử dụng loại cách điện chống sương muối .
3) Đối với các chuỗi đỡ và chuỗi néo có thể sử dụng loại cách điện chuỗi bao gồm các bát gốm hoặc thuỷ tinh hoặc chuỗi liền bằng composit.
4) Khi sử dụng cách điện chuỗi gồm các bát gốm hoặc thuỷ tinh thì số lượng bát cách điện được lựa chọn phụ thuộc vào điện áp làm việc, mức độ ô nhiễm môi trường và đặc tính kỹ thuật của cách điện:
+ Với các bát cách điện có chiều dài đường rò không nhỏ hơn 250mm thì số lượng bát trong một chuỗi đỡ ở điều kiện bình thường được chọn như sau :
3 bát đối với đường dây điện áp 35kV
2 bát đối với các đường dây điện áp đến 22kV
Đối với cách điện composit phải chọn loại có chiều dài dòng rò không nhỏ hơn 25mm/kV.
+ Số lượng bát cách điện của chuỗi néo được chọn lớn hơn 1 bát so với chuỗi đỡ.
+ Đối với khu vực bị ô nhiểm nặng như nhiễm mặn (cách bờ biển đến 5km), nhiễm bụi bẩn công nghiệp (cách nhà máy đến 1,5km) hoặc có hoạt chất ăn mòn kim loại, số lượng bát cách điện được tăng thêm 1 bát cho chuỗi đỡ và chuỗi néo.
+ Đối với các đường dây sử dụng cách điện đứng (đỡ dây dẫn) và cách điện treo (chuỗi néo) với các bát cách điện có chiều dài đường rò lớn hơn 250mm khi lựa chọn số bát cách điện cho chuỗi néo phải tính toán phối hợp mức độ cách điện giữa cách điện đỡ và cách điện néo.
+ Việc lựa chọn loại cách điện phải căn cứ vào các điều kiện cơ lý, môi trường làm việc và vận chuyển trong quá trình thi công, vận hành và sửa chữa đường dây sau này.
Đối với các đường dây điện áp đến 35kV, việc lựa chọn số lượng bát trong một chuỗi cách điện hoặc chiều cao của cách điện đứng không phụ thuộc vào độ cao so với mực nước biển.
5) Hệ số an toàn cơ học của cách điện (tỷ số giữa tải trọng cơ học phá huỷ và tải trọng tiêu chuẩn lớn nhất tác động lên vật cách điện) phải được chọn không nhỏ hơn 2,5 đối với đường dây điện áp đến 1kV và không nhỏ hơn 2,7 đối với đường dây điện áp trên 1kV ở nhiệt độ trung bình năm không nhỏ hơn 50C và không nhỏ hơn 1,8 trong chế độ sự cố của đường dây.
3-2.3. Phụ kiện đường dây
1) Các phụ kiện đường dây như khoá đỡ, khoá néo, chân cách điện đứng ... đều phải được mạ kẽm nhúng nóng và chế tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hệ số an toàn của các phụ kiện được chọn không nhỏ hơn 2,5 ở chế độ bình thường và không nhỏ hơn 1,7 ở chế độ sự cố. Hệ số an toàn chân cách điện đứng không nhỏ hơn 2 ở chế độ bình thường và không nhỏ hơn 1,3 ở chế độ sự cố.
2) Nối dây dẫn trên đường dây phải được thực hiện bằng ống nối. Trong 1 khoảng cột, mỗi dây chỉ được phép nối tại một vị trí. Không được phép nối dây các vị trí vượt sông, vượt quốc lộ và giao chéo.
3) Nối dây lèo tại vị trí cột néo phải dùng đầu cốt bắt bu lông.
4) Độ bền cơ học tại các vị trí khoá néo và mối nối phải đảm bảo không được nhỏ hơn 90% lực kéo đứt của dây dẫn.
3-3. Chống sét và Nối đất
3-3.1. Các vị trí phải có chống sét và nối đất
1) Đường dây trên không điện áp đến 35kV không phải bảo vệ bằng dây chống sét (trừ các đoạn 35kV đấu nối vào trạm biến áp có công suất từ 1600kVA trở lên).
2) Đối với đường dây trên không điện áp đến 35kV vận hành theo chế độ trung tính cách ly, không có bảo vệ chạm đất cắt nhanh, tất cả các vị trí cột đều phải nối đất.
3) Đối với đường dây điện áp đến 35kV vận hành theo chế độ trung tính trực tiếp nối đất hoặc có bảo vệ chạm đất cắt nhanh, chỉ nối đất tại các cột vượt, cột rẽ nhánh, cột có lắp đặt thiết bị, cột trên các đoạn giao chéo với đường giao thông, đường dây thông tin, các cột đi chung với đường dây hạ áp.
4) Đối với đường dây trên không 35kV được bảo vệ bằng dây chống sét đoạn đầu trạm mà vào mùa sét có thể bị cắt điện lâu dài một phía nên đặt thêm chống sét van tại cột đầu trạm hoặc cột đầu tiên của đường dây về phía có thể bị cắt điện.
3-3.2. Điện trở nối đất và loại nối đất
1) Trị số điện trở nối đất tại các vị trí cột có lắp đặt thiết bị như MBA đo lường, dao cách ly, cầu chảy hoặc thiết bị khác và các vị trí cột không lắp thiết bị đi qua các khu vực đông dân cư phải đảm bảo không lớn hơn trị số nêu trong bảng dưới đây:
2) Trị số điện trở nối đất tại các vị trí cột không lắp thiết bị đi qua các khu vực ít dân cư được quy định như sau:
- Không quá 30Ω khi điện trở suất của đất đến 100Ω.m .
- Không quá 0,3"rô"/m (Ω) khi điện trở suất của đất lớn hơn 100Ω.m nhưng không quá 50Ω . ("rô"-điện trở suất đất)
3) Đối với ĐDK có dây chống sét và cột có chiều cao trên 40m, điện trở nối đất phải chọn bằng một nửa trị số nêu trong bảng trên và được đo khi dây chống sét được tháo ra.
4) Nối đất bằng cọc, tia hoặc cọc tia hỗn hợp : Các bộ tiếp đất loại cọc, tia phải thực hiện theo mục 2-4.2
3-4. Thiết bị bảo vệ và phân đoạn đường dây
3-4.1. Đối với lưới điện 22kV
1) Tại thanh cái 22kV các trạm nguồn phải lặp đặt máy cắt cho từng xuất tuyến 22kV.
2) Trên các đường dây trục chính có chiều dài trên 15km và tại đầu các nhánh rẽ có đòng điện cực đại từ 100A trở lên (Imax ³ 100A) phải bố trí dao cách ly phụ tải (LBS) 24kV với dòng điện định mức 200A hoặc 400A.
3) Trên các đường dây có chiều dài hơn 15km với dòng điện phụ tải cực đại
từ 100A trở lên (Imax ≥ 100A) nên lắp đặt máy cắt tự động đóng lặp lại (Recloser) tại vị trí không quá gần máy cắt đầu nguồn ( cách xa khoảng trên 5 Km) và sau các phụ tải quan trọng.
4) Tại đầu các nhánh rẽ có chiếu dài dưới 1km không cần lắp thiết bị phân đoạn, nhưng phải có lèo dễ tháo lắp khi cần xử lý sự cố
5) Tại đầu các nhánh rẽ cấp cho nhiều phụ tải có chiều dài dưới 1km với dòng điện phụ tải cực đại nhỏ hơn 50A cần lắp đặt cầu chảy tự rơi (FCO). Tại đầu các nhánh rẽ có chiều dài trên 1km với dòng điện phụ tải cực đại từ 50A đến dưới 100A thì lắp đặt cầu chảy tự rơi phụ tải (LBFCO) hoặc kết hợp FCO với LBS có dòng điện định mức 200A hoặc 400A hoặc với DS liên động 3 pha
6) Trong trường hợp sử dụng các thiết bị như máy cắt tự động đóng lặp lại (Recloser) có thể lắp đặt thêm dao cách ly đường dây tại đầu thiết bị về phía nguồn đến hoặc về cả hai phía nếu lưới điện có kết cấu mạch vòng, để tạo khoảng hở nhìn thấy khi cắt mạch.
7) Đối với lưới điện trung áp với các cấp điện áp hiện tại là 15, 10 và 6kV nhưng sẽ chuyển về 22kV, việc bố trí thiết bị bảo vệ được thực hiện như sau:
+ Đối với lưới điện 15kV hiện tại đang vận hành theo chế độ trung tính nối đất trực tiếp tương tự như lưới điện 22kV sau này nên các giải pháp bảo vệ và phân đoạn cũng thực hiện hoàn toàn giống như đối với lưới điện 22kV quy định trong mục 3-4.1.
+ Đối với lưới điện 10, 6kV hiện tại đang vận hành theo chế độ trung tính cách ly, các giải pháp bảo vệ và phân đoạn được quy định như sau:
- Đối với các đường dây có chiều dài trong khoảng từ 10 đến 20km và tại đầu các nhánh rẽ có dòng điện cực đại từ 100A trở lên (Imax ³ 100A) phải lắp đặt dao cách ly phụ tải 24kV với dòng điện định mức 200A hoặc 400A.
- Tại đầu các nhánh rẽ 3 pha có chiều dài trên 1km, đấu nối vào đường dây trục chính phải lắp đặt dao cách ly 3 pha 24kV, còn đối với các nhánh rẽ ngắn thì không cần thiết.
- Không cần lắp đặt cầu chảy tự rơi tại đầu các nhánh rẽ khi lưới điện vận hành ở các cấp điện áp 10, 6kV.
3-4.2. Đối với lưới điện 35kV
1) Tại thanh cái 35kV các trạm nguồn phải có máy cắt 35kV cho từng xuất tuyến.
2) Trên các đường dây trục chính có chiều dài trên 15km và tại đầu các nhánh rẽ có dòng điện cực đại từ 100A trở lên (Imax 100A) phải lắp đặt dao cách ly phụ tải với dòng điện định mức 200A hoặc 400A để thuận lợi cho việc phân lập và tìm kiếm sự cố. Dao cách ly phân đoạn nên đặt tại vị trí mà ở đó có sự thay đổi về mức độ quan trọng của phụ tải, số lượng các hộ phụ tải và điều kiện quản lý vận hành.
3) Trên các đường dây dài hơn 15km với dòng điện phụ tải cực đại từ 100A trở lên (Imax ≥ 100A) nên lắp đặt máy cắt tự động đóng lặp lại (Recloser) 35kV tại vị trí không quá gần máy cắt đầu nguồn (cách xa khoảng trên 5km) và sau các phụ tải quan trọng.
4) Tại đầu các nhánh rẽ 3 pha và 2 pha ngắn hơn 1km không cần lắp thiết bị phân đoạn, nhưng phải có lèo dễ tháo lắp khi cần xử lý sự cố.
5) Tại đầu các nhánh rẽ 3 pha có chiều dài trên 1km đấu nối vào đường dây trục chính phải lắp đặt dao cách ly loại thông thường khi dòng điện phụ tải cực đại đến 30A, dao cách ly phụ tải khi dòng điện phụ tải cực
đại lớn hơn 30A. Dao cách ly và dao cách ly phụ tải được sử dụng là loại 3 pha 35kV với dòng điện định mức bằng 200A, 300A hoặc 400A.
6) Đối với lưới điện 35kV trung tính cách ly không sử dụng dao cách ly 1 pha và không lắp đặt cầu chảy tự rơi tại đầu các nhánh rẽ để hạn chế khả năng sinh ra cộng hưởng từ.
7) Đối với lưới 35kV có trung tính trực tiếp nối đất tại đầu các nhánh rẽ 1 pha; 3 pha có chiều dài trên 1km đấu vào trục chính phải lắp đặt cầu chảy tự rơi thông thường (FCO) khi dòng điện phụ tải cực đại đến 30A, hoặc cầu chảy phụ tải tự rơi (LBFCO) khi dòng điện phụ tải cực đại lớn hơn 30A để phân lập sự cố ngắn mạch.
8) Tại đoạn đầu hoặc đoạn cuối của đường dây 35kV đấu nối vào trạm 110kV hoặc trạm 35kV có công suất từ 1600kVA trở lên phải lắp đặt dây chống sét với chiều dài và giải pháp kỹ thuật phù hợp các qui định của Tiêu chuẩn ngành 11TCN - 19 - 2006.
3-5. Cột điện
3-5.1. Cột điện của đường dây trung áp
1) Cột điện được sử dụng cho đường dây trung áp chủ yếu là cột điện bê tông li tâm (BTLT) hoặc cột bê tông ly tâm ứng lực trước (LT-ULT) cú chiều cao tiờu chuẩn: 8,5-9-10-10,5-12-14-16-18 và 20m. Tại các vị trí đặc biệt khó khăn, các vị trí vượt, giao chéo cần cột có chiều cao lớn hơn 20m và các vị trí có yêu cầu chịu lực lớn, vượt quá khả năng chịu lực của cột BTLT thì được phép sử dụng cột thép.
- Chiều cao cột được lưa chọn trờn cơ sở tính toán kinh tế và các yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm.
- Cột bê tông ly tâm được chế tạo theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5847 -1994.
- Kích thước cột bê tông ly tâm và lực giới hạn đầu cột yêu cầu được tham khảo trong phụ lục kèm theo.
2) Cột thép được chế tạo từ thép hình, bảo vệ chống gỉ bằng mạ kẽm nhúng nóng với chiều dày lớp mạ không nhỏ hơn 80m và được chế tạo theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng với các yêu cầu cụ thể.
3) Đối với cột BTLT, tại tất cả các vị trí chân cột nên được đắp đất cao khoảng 0,3m.
3-5.2. Sơ đồ cột tổng thể
1) Các đường dây trung áp khi đi qua khu vực đông dân cư, khu vực đã có qui hoạch dân cư nên được thiết kế dự phòng cho đường dây hạ áp đi chung ở phía dưới.
2) Tại các vị trí cột đỡ thẳng, đỡ vượt, đỡ góc nhỏ sử dụng sơ đồ cột đơn.
3) Tại các vị trí cột đặc biệt như néo góc, néo cuối, néo vượt các khoảng rộng trên 200m có yêu cầu chịu lực lớn hơn giới hạn chịu tải trọng thường xuyên của cột, cần sử dụng sơ đồ cột ghép đôi, cột thép hoặc cột cổng ( hình ). Khi tuyến dây đi qua khu vực ít dân cư, đất rộng rãi có thể dùng sơ đồ cột cột đơn kết hợp các bộ dây néo và móng néo, nhưng không được đặt dây néo ra sát đường và khu vực có người và vật nuôi thường xuyên va quệt.
4) Tại các vị trí cột có yêu cầu chịu lực lớn như néo góc, néo cuối, néo vượt các khoảng vượt trên 200m nên sử dụng sơ đồ cột cổng ( hình )
5) Tại vị trí néo vượt các khoảng rộng trên 400m, có khả năng tận dụng được độ cao địa hình nên sử dụng sơ đồ cột ba ( hoặc 4) thân , mỗi thân cột néo 1 dây dẫn.
6) Tại các vị trí vượt sông rộng, yêu cầu cột có chiều cao trên 20m thì sử dụng cột đỡ vượt (theo sơ đồ Néo-Đỡ-Đỡ-Néo) bằng thép. Sơ đồ cột néo vượt bằng thép chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt.
3-5.3. Khoảng cột của các đường dây trung áp được tính toán phù hợp với từng dự án cụ thể. Thông thường thì khoảng cột của đường dây 22kV có thể lấy trong khoảng 100-150m; của đường dây 35kV trong khoảng 150-200m.
3-5.4. Tại các vị trí đặt cột ở những nơi dễ xói lở (ven sông, ven đồi...), cần tính đến khả năng lũ lụt với tần suất 2%
3-6. Xà và giá đường dây
3-6.1. Cấu hình xà
Tuỳ theo sơ đồ chịu lực cụ thể mà có thể chọn các cấu hình xà như sau :
1) Xà bằng (cách điện được bố trí ngang ) áp dụng cho các vị trí đỡ thẳng, đỡ vượt, néo cột đơn khi cần tận dụng chiều cao cột.
2) Xà tam giác (cách điện được bố trí tam giác) áp dụng cho các vị trí đỡ thẳng, đỡ góc, đỡ vượt, néo cột đơn khi cần giảm hành lang, nới rộng khoảng cách pha để kéo dài khoảng cột.
3) Xà lệch (cách điện được bố trí chủ yếu về một bên) áp dụng cho các vị trí cột ở gần các đối tượng (nhà cửa, công trình) đòi hỏi có khoảng cách an toàn đến dây dẫn điện mà không phải di rời.
4) Xà hình Pi áp dụng cho các vị trí néo góc có yêu cầu chịu lực lớn, cần kéo rộng khoảng cách pha.
5) Xà đơn pha áp dụng cho các vị trí cột vượt sử dụng sơ đồ cột đơn pha.
6) Xà rẽ nhánh áp dụng cho các vị trí rẽ của đường dây.
3-6.2. Vật liệu xà giá:
- Tất cả các xà giá đường dây trung áp đều được gia công từ thép hình được mạ kẽm nhúng nóng với chiều dày lớp mạ tối thiểu là 80m.
- Các bu lông, đai ốc phụ kiện phải được mạ kẽm nhúng nóng và được chế tạo theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
3-7. Móng cột
3-7.1. Các loại móng cột của đường dây trung áp
3-7.1.1. Móng cốc ( Kiểu lọ mực )
- Móng cốc được sử dụng tại khu vực có địa chất nền không cho phép đào mái hố móng thẳng đứng, điều kiện địa hình tại vị trí đặt cột không bằng phẳng, bề mặt chân cột dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường và khu vực có điều kiện địa chất dọc tuyến thay đổi nhiều .
- Độ sâu chôn cột nên lấy bằng 10 đến 12% chiều cao cột.
- Độ sâu chôn móng bằng độ sâu chôn cột cộng thêm 0,3m
- Bê tông móng cột là loại bê tông mác M200 đúc tại chỗ.
3-7.1.2. Móng hộp
- Móng hộp được sử dụng tại khu vực có địa chất nền khá tốt, cho phép đào mái hố móng thẳng đứng, địa hình vị trí đặt cột khá bằng phẳng, bề mặt chân cột ít có khả năng thay đổi bởi điều kiện môi trường.
- Độ sâu chôn cột nên lấy bằng 10 đến 14% chiều cao cột.
- Độ sâu chôn móng bằng độ sâu chôn cột cộng thêm 0,3m.
- Bê tông móng là loại bê tông mác M150 đúc tại chỗ.
3-7.1.3. Móng giếng
- Móng giếng được sử dụng cho đường dây đi qua các dải cồn cát nền móng có hiện tượng cát chảy, thành phố, thị xã với các vị trí đặt cột quá chật hẹp.
- Độ sâu chôn cột nên lấy bằng 14 đến 16% chiều cao cột.
- Độ sâu chôn móng bằng độ sâu chôn cột cộng thêm 0,3m
- Móng giếng được đúc bằng bê tông mác M200 với các loại có đường kính bằng 600-700- 800-1000mm.
- Bê tông móng là loại bê tông mác 150 đúc tại chỗ.
3-7.1.4. Móng đà cản ( thanh ngang )
- Móng đà cản sử dụng tại khu vực có địa hình khá bằng phẳng, bề mặt chôn cột ít có khả năng thay đổi bởi điều kiện môi trường, khu vực đòi hỏi mỹ quan không cao, hành lang an toàn không bị giới hạn khắt khe và khu vực mà công trình không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, điều kiện địa chất dọc tuyến ít thay đổi.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 16 đến 18% chiều cao cột.
- Độ cao đặt đà cản ( vị trí bắt bu lông ) thấp hơn mặt đất tự nhiên ổn định 0,5m hoặc cách đáy cột tối thiểu 0,2m.
- Có thể sử dụng các bố trí đà cản sau :
+ Một đà cản trên cho cột đỡ.
+ Hai đà cản trên đặt song song cho cột đỡ, cột néo tại nơi có nền
đất yếu và dễ lún.
+ Hai đà cản trên đặt vuông góc cho cột néo có dây néo, cột trạm treo.
+ Một đà cản trên, một đà cản dưới cho vị trí cột đỡ chịu lực lớn tại nơi địa chất xấu.
- Các loại đà cản đều được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép mác 200.
3-7.1.5. Móng đất gia cường(Cột chôn không móng)
- Loại móng cột này được sử dụng cho các cột đỡ có yêu cầu chịu lực không lớn và các nhánh rẽ 1 pha tại các khu vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, địa hình ổn định, bề mặt chân cột không bị thay đổi bởi điều kiện môi trường, địa chất rất tốt và ổn định với nền đất có cường độ chịu tải (RN) lớn hơn 2Kg/cm2, độ sệt (Beta) nhỏ hơn 0,7, góc ma sát (Fi) lớn hơn 15o và không bị tơi bở khi gặp nước.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 18 đến 20% chiều cao cột.
- Khi thi công các loại móng đất gia cường phải đảm bảo giữ nguyên được trạng thái tự nhiên của nền đất khu vực xung quanh và đất đắp lại phải được đầm nén theo đúng qui định.
3-7.1.6. Móng trụ :
- Móng trụ được sử dụng cho các vị trí cột vượt bằng thép tại các khu vực có địa chất tốt, ổn định và đất nền có cường độ chịu nén từ 1,0 daN/cm2 trở lên.
- Cao độ mặt trên của móng trụ (tại vị trí đặt bu lông néo) phải cao hơn mực nước cao nhất là 0,5m. Trường hợp mức nước tại vị trí đặt móng quá cao cần có biện pháp bảo vệ chân cột thép bằng một lớp bê tông bao phủ.
- Móng trụ phải được đúc bằng bê tông mác M200 với cốt thép chịu lực ( cốt thép C2 ) có cường độ tính toán tối thiểu từ 2600daN/cm2 trở lên.
- Khi thiết kế móng trụ bắt buộc phải kiểm tra về độ lún cuối cùng, lún lệch giữa các móng và độ cứng của móng.
3-7.1.7.Móng bản :
- Móng bản sử dụng cho các vị trí cột vượt bằng thép tại các khu vực có địa chất kém, đất nền có cường độ chịu nén nhỏ hơn 1,0daN/cm2.
- Khi thiết kế móng bản, việc chọn cao độ mặt trên, mác bê tông cốt thép, giải pháp bảo vệ chân cột thép và tính toán kiểm tra độ lún, lệch... áp dụng tương tự như đối với móng trụ.
3-7.2. Xử lý nền móng và chân cột trong điều kiện đặc biệt:
1) Trường hợp móng bê tông thường xuyên nằm dưới mực nước nhiễm mặn, nước ngầm có hoạt chất ăn mòn bê tông, phải sử dụng loại bê tông chống thấm, chống ăn mòn mác từ 200 trở lên.
2) Chân cột phải được chọn cao hơn mức nước tần suất 2% ít nhất là 0,30m. Trường hợp chân cột (cột BTLT hoặc cột thép) không thể nâng cao theo quy định để tránh bị ngập nước nhiễm mặn, nước có hoạt chất ăn mòn bê tông cốt thép thì xung quanh phần ngập nước phải được bọc một lớp bê tông chống thấm, chống ăn mòn có mác từ 200 trở lên với chiều dày bảo vệ () từ 20cm trở lên và cao trên mức nước cao nhất là 0,3m.
3) Trường hợp đất nền có cường độ chịu tải quá thấp, cột và móng lún quá giới hạn cho phép ( nền đất bùn, sét bùn...), tuỳ theo phân tầng địa chất của khu vực và yêu cầu chịu tải có thể nghiên cứu các giải pháp gia cố nền móng theo phương pháp cọc cừ bằng bê tông cốt thép, tre, tràm, hoặc đệm cát phân tải...
3-8. Néo cột
3-8.1. Để hỗ trợ chịu lực cho cột và móng tại các vị trí cột néo thẳng, néo góc, néo cuối... sử dụng các bộ dây néo và móng néo.
3-8.2. Số lượng các bộ dây néo, móng néo được chọn phụ thuộc vào yêu cầu chịu lực và sơ đồ bố trí cột.
3-8.3. Các bộ dây néo có thể bắt trực tiếp vào xà, vào cột qua bu lông mắt hoặc cổ dề, cũng có thể bắt gián tiếp qua cột chuyển tiếp và dây chằng khi bố trí dây néo qua đường.
Dây néo phải được nối với trang bị nối đất, điện trở nối đất theo quy định tại điều 3-3.2 hoặc phải được cách điện bằng vật cách điện kiểu néo tính theo điện áp của ĐDK và lắp ở độ cao cách mặt đất không dưới 2,5m
3-8.4. Dây néo có thể sử dụng các loại cáp thép hoặc dây thép tròn trơn mạ kẽm nhúng nóng với chiều dày lớp mạ tối thiểu là 80m.
3-8.5. Chiều dài dây néo phụ thuộc vào chiều cao cột và sơ đồ cột.
3-8.6. Phụ kiện dây néo phải được mạ kẽm nhúng nóng với chiều dày lớp mạ tối thiểu là 80micro.m.
3-8.7. Móng néo được chôn sâu dưới đất tự nhiên khoảng 1,5 đến 2m và được đầm chặt khi lấp đất trả lại. Dây néo và móng néo được liên kết qua các bộ tăng đơ hoặc kẹp xiết.
3-8.8. Móng néo được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép mác 200.
b. Đường cáp điện
3-9.Chọn tiết diện cáp
3-9.1. Tiết diện (S) của cáp phải được lựa chọn theo mật độ dòng điện kinh tế theo công thức:
S = Imax/Jkt
Trong đó:
- Imax là dòng điện tính toán cực đại của đường cáp trong
chế độ làm việc bình thường.
- Jkt là mật độ dòng điện kinh tế được tham khảo trong Phụ lục. Sau đó tiết diện tính toán được quy về tiết diện chuẩn gần nhất.
3-9.2. Sau khi được lựa chọn cáp phải được tính toán kiểm tra theo các điều kiện tổn thất điện áp và độ phát nóng cho phép.
3-9.3. Dòng điện liên tục cho phép của cáp điện áp đến 35kV có cách điện cao su, XLPE, vỏ bọc PVC được lấy theo theo nhiệt độ phát nóng cho phép của ruột cáp là 500C. Trong trường hợp nhà chế tạo đưa ra các thông số cho phép hoặc định mức cụ thể thì lấy theo số liệu của nhà chế tạo.
3-9.4. Đối với cáp đặt trong đất dòng điện liên tục cho phép được tính với trường hợp cáp đặt trong hào ở độ sâu 0,7 - 1,0m, khi đất có nhiệt độ là 150C và nhiệt trở suất là 120 cm.0K/W.
Trong trưòng hợp nhiệt trở suất của đất khác 120 cm.0K/W thì dòng điện cho phép của cáp được hiệu chỉnh theo các hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của đất theo bảng dưới đây:
3-9.5. Đối với cáp đặt trong nước, dòng điện liên tục cho phép (xem Phụ lục) được tính với nhiệt độ của nước là 150C. Đối với cáp đặt trong không khí, dòng điện liên tục cho phép được tính với khoảng cách giữa các cáp khi đặt trong nhà, ngoài trời và trong hầm không nhỏ hơn 35mm, còn khi đặt trong mương thì khoảng cách đó không nhỏ hơn 50mm, với số lượng cáp bất kỳ và nhiệt độ không khí là 250C. Đối với cáp đơn đặt trong ống chôn dưới đất không có thông gió nhân tạo thì dòng điện liên tục cho phép cũng lấy như khi đặt cáp trong không khí.
3-9.6. Khi tuyến cáp đi qua các vùng đất có điều kiện môi trường khác nhau, phải lựa chọn tiết diện và kết cấu theo đoạn tuyến có điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất (kể cả trong trường hợp đoạn tuyến còn lại đi qua khu vực có điều kiện môi trường tốt hơn và chiều dài không vượt quá chiều dài chế tạo của cáp).
3-10. Chọn phương thức đặt cáp, loại cáp
3-10.1. Đối với lưới điện nông thôn, phương thức đi cáp thông thường là đặt chìm trong đất, đi men theo đường, hoặc đi bên cạnh các giải đất trống, hạn chế cắt các tuyến đường cho xe cơ giới. Dọc theo đường cáp điện ngầm phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu báo cáp ngầm. Khoảng cách giữa các cột mốc quy định bằng 10m
3-10.2.Cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước phải là cáp bọc thép có phủ lớp chống tác dụng hoá học. Các loại cáp có vỏ bọc không phải bằng thép phải chịu được tác động cơ học khi lắp đặt ở bất kỳ vùng đất nào; khi kéo, luồn cáp và chịu được tác động nhiệt trong quá trình vận hành, sửa chữa.
3-10.3. Đối với các khu vực đất bị nhiễm mặn, bùn lầy, đất đắp có chứa xỉ, vật liệu xây dựng hoặc hoạt chất ăn mòn điện hoá phải sử dụng loại cáp vỏ bọc bằng chì hoặc nhôm với lớp bảo vệ bên ngoài bằng nhựa tổng hợp. Tại các khu vực bùn lầy khi lựa chọn cáp phải tính đến các điều kiện địa chất, hoá học và cơ học.
3-10.4. Đối với các vùng đất không ổn định phải chọn loại cáp có vỏ bọc bằng đai hoặc sợi thép và có biện pháp phòng chống tác động nguy hại đến cáp khi đất dịch chuyển (dự phòng chiều dài cáp, lèn chặt đất, đóng cọc...).
3-10.5. Tại những chỗ tuyến cáp đi qua suối, bãi bồi, kênh rạch cũng dùng loại cáp tương tự như cáp đặt trong đất. Các ống dẫn cáp đặt trong đất hoặc trong nước đều phải có giải pháp bảo vệ chống ăn mòn.
3-10.6. Các tuyến cáp được lắp đặt trong đất theo phương thức: cáp được đặt trong hào cáp, phía dưới giải một lớp đất mịn, phía trên cũng phủ đất mịn không lẫn sỏi, đá, xi măng hoặc rác. Dọc theo chiều dài tuyến cáp phải có bảo vệ để tránh tác động về cơ học như phủ lên mặt hào các tấm đan bằng bê tông có chiều dầy không nhỏ hơn 50mm đối với cáp điện áp 35kV. Đối với cáp điện áp dưới 35kV có thể phủ bằng các tấm đan bê tông hoặc xây gạch (không dùng gạch silicát, gạch lỗ, gạch rỗng) hoặc bằng các vật liệu có đủ độ cứng cần thiết. Đối với các tuyến cáp điện áp đến 22kV, nếu được chôn sâu từ 1m trở lên thì không phải có biện pháp bảo vệ tránh tác động cơ học trừ trường hợp tuyến cáp chui qua đường xe cơ giới, đường sắt. Dọc theo tuyến phải bố trí cọc bê tông báo hiệu có cáp ngầm đi trong đất.
3-10.7.Độ sâu đặt cáp so với cốt chuẩn quy hoạch được quy định không nhỏ hơn: 0,7m đối với cáp điện áp 22kV và 1,0m đối với cáp điện áp 35kV. Đối với các đoạn cáp có chiều dài dưới 5m, hoặc tại các vị trí dẫn vào toà nhà, giao chéo với các công trình ngầm, cho phép giảm độ chôn sâu còn 0,5m.
Khoảng cách giữa cáp chôn trong đất với các kết cấu khác và công trình được quy định như sau:
1) Giữa các cáp đặt song song:
+ 0,10m đối với cáp đến 10kV hoặc giữa chúng với cáp hạ áp khác.
+ 0,25m đối với cáp đến 35kV hoặc giữa chúng với các loại cáp khác.
+ 0,50m đối với cáp của các cơ quan khác nhau hoặc giữa cáp lực với cáp thông tin.
2) Khoảng cách từ đường cáp(ở mọi cấp điện áp khi đặt trong đất) đến móng nhà hoặc móng công trình xây dựng không được nhỏ hơn 0,6m.Cấm đặt trực tiếp dưới móng nhà, móng công trình xây dựng.
3) Khi đặt cáp trong rừng hoặc qua vùng trồng cây, khoảng cách ít nhất từ cáp đến gốc cây2m. Nếu thỏa thuận được với cơ quan hữu quan khu vực,có thể giảm khoảng cách trên khi cáp được đặt trong ống.
Khi đặt cáp ở vườn cây có gốc cây nhỏ thì khoảng cách nói trên có thể giảm xuống đến 0,75m.
4) Khoảng cách từ đường cáp đến trang bị nối đất của cột 5m đối với đường dây trên không điện áp trên 1kV đến 35kV và không được nhỏ hơn 10m từ ĐZK110kV trở lên. Tại những nơi chật hẹp, khoảng cách này cho phép giảm, nhưng không được nhỏ hơn 2m. Khoảng cách tư cáp đến chân cột ĐZK điện áp dưới 1kV không được nhỏ hơn 1m. Tại những nơi chật hẹp cần luồn cáp trong ống cách điện để có thể giảm khoảng cách xuống còn 0,5m.
5) Khi giao chộo với đường sắt hoặc đường ụtụ, cỏp phải đặt trong tuynen, trong khối cỏp hoặc trong ống theo suốt chiều ngang của đường cộng thờm mỗi phớa 0,5m tớnh từ mộp đường; chiều sõu chụn cỏp ớt nhất là 1m kể từ mặt đường và thấp hơn đỏy rãnh thoỏt nước ở hai bờn đường ớt nhất là 0,5m.
6) Khi cáp giao chéo với mương nước:
+ Nếu mương nước nông thì cáp được đặt thấp hơn đáy mương nước ít nhất là 0,5m.
+ Nếu mương nước sâu thì cáp được đặt trong ống suốt chiều ngang của mương cộng thêm mỗi phía ít nhất 1,0m.
3-11. Lắp đặt hộp nối và đầu cáp
3-11.1. Việc lắp đặt hộp nối và đầu cáp phải đảm bảo kết cấu phù hợp với các chế độ làm việc của cáp và điều kiện môi trường xung quanh, không được để lọt ẩm và các chất có hại vào trong cáp. Đối với các loại cáp, điện áp đến 35kV hộp nối và đầu cáp được sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có tiêu chuẩn phải chịu được điện áp thử nghiệm đối với toàn tuyến cáp.
3-11.2. Đối với các tuyến cáp ngầm điện áp trên 1kV sử dụng loại cáp mềm, cách điện XLPE, PE hoặc EPR...(không dùng cáp loại PVC đi ngầm) và vỏ bọc bằng cao su. Việc đấu nối cáp phải được thực hiện bằng phương pháp lưu hoá nóng (hấp chín) cao su vỏ cáp và phủ lên trên mối nối một lớp chống ẩm hoặc sử dụng các hộp nối kiểu quấn băng bơm nhựa epoxy.
3-11.3. Số lượng hộp nối trong một kilômét cáp xây dựng mới không được vượt quá:
- 6 hộp đối với cáp 3 ruột điện áp 22-35kV.
- 3 hộp đối với cáp một ruột.
3-11.4. Đoạn cáp từ mặt đất đến độ cao 2m phải đặt trong ống bảo vệ.
3-12. Nối đất cáp
3-12.1. Vỏ kim loại của cáp và các kết cấu đặt cáp phải được nối đất hoặc nối trung tính theo các yêu cầu kỹ thuật chung. Vỏ kim loại của cáp và đai thép phải được nối với nhau và nối với vỏ hộp nối bằng dây đồng mềm, tiết diện không nhỏ hơn 6mm2.
3-12.2. Trong trường hợp trên kết cấu của cáp có đặt các đầu nối và chống sét thì đai, vỏ kim loại và vỏ hộp cáp phải nối với trang bị nối đất của chống sét. Không được sử dụng vỏ kim loại của cáp làm dây nối đất.
3-12.3. Khi nối cáp với đường dây trên không tại cột điện không có nối đất, được phép sử dụng vỏ cáp kim loại làm dây nối đất cho hộp đầu cáp.
HẾT CHƯƠNG III