10/28/19

Quy-dinh-ky-thuat-dien-nong-thon-Chuong-4

Post oleh : Tinh150850 | Rilis : 6:08 PM | Series :

Chương IV

ĐƯỜNG DÂY HẠ ÁP

4-1. Dây dẫn

4-1.1. Loại dây dẫn điện

1) Đối với đường dây đi qua các khu vực thưa dân cư, xa nhà cửa, công trình công cộng sử dụng dây nhôm trần không có lõi thép, hoặc dây nhôm lõi thép trong các trường hợp cần thiết.
2) Đối với đường dây đi qua các khu vực dân cư tập trung, gần nhiều nhà cửa, công trình công cộng hoặc khu vực có nhiều người qua lại; khu vực ô nhiễm; khu vực nhiều cây cối nên sử dụng loại cáp vặn xoắn (ABC) ruột nhôm hoặc dây nhôm bọc cách điện.
3) Đối với các đường dây đi qua khu vực nhiễm mặn có thể sử dụng dây nhôm có lớp mỡ bảo vệ chống ăn  mòn.
4) Đối với đường dây tại các khu vực nhiễm mặn quá nặng, đi sát biển có thể sử dụng dây đồng nhiều sợi hoặc dây hợp kim nhôm.
5) Dây dẫn từ máy biến áp vào tủ hạ áp (400V/230V) và từ tủ Đến đường dây hạ áp sử dụng loại cáp đồng 1 pha hoặc 3 pha nhiều sợi bọc cách điện PVC hoặc XLPE - 1kV.
6) Dây dẫn vào hộp công tơ treo trên cột dùng loại cáp đồng nhiều sợi bọc cách điện PVC  hoặc XLPE - 1kV.
7) Dây dẫn vào nhiều hộp công tơ đặt tại nhà dùng loại ruột đồng hoặc dây đồng nhiều sợi bọc cách điện cho đoạn dây phía ngoài nhà, và loại cáp điên (cáp muyle hoặc cáp vặn xoắn) luồn trong ống bảo vệ cho đoạn từ đầu hồi nhà Đến công tơ điện.
8) Dây dẫn vào công tơ và sau công tơ phải dùng dây dẫn nhiều sợi bọc cách điện hoặc cáp điện. Tiết diện dây bọc cách điện hoặc cáp điện phải phù hợp với công suất sử dụng của các hộ sử dụng điện nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5mm2.

4-1.2. Tiết diện dây dẫn điện

4-1.2.1 Cơ sở xác định tiết diện dây dẫn điện
- Đảm bảo cấp điện cho nhu cầu phụ tải khu vực dự tính cho giai đoạn 10 năm sau.
- Đảm bảo chất lượng điện áp cuối đường dây theo qui định tại Chương 1.
- Đảm bảo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật trong phạm vi cung cấp điện không nên vượt quá khoảng cách dưới đây:


- Điều kiện tiêu chuẩn hoá tiết diện dây dẫn trong thiết kế xây dựng và quản lý vận hành.
4-1.2.2. Lựa chọn tiết diện dây dẫn
- Dây dẫn điện đường dây hạ áp trên không của lưới điện hạ áp nông thôn có thể dùng:
Dây trần;
Dây bọc cách điện;
Cáp bọc cách điện, cáp vặn xoắn ABC(gọi chung là cáp điện).

- Nên lựa chọn tiết diện dây dẫn theo các định hướng đây:
1) Đối với các đường trục :
+ Để đảm bảo điều kiện độ bền cơ học, dây dẫn dường trục phải là dây nhiều sợi. Tuỳ theo công suất tải mà tiết diện dây pha có thể được lựa chọn trong giải 50-70-95mm2, cá biệt có thể chọn Đến 120mm2, tuy nhiên không được nhỏ hơn quy định sau:

+ Tiết diện dõy trung tính của đường dây 3 pha 4 dây chọn không nhỏ hơn 50% tiết diện dõy pha. Đối với các đường dây trục 2 pha sử dụng điện áp pha và một pha thì tiết diện dây trung tính chọn không nhỏ hơn 70% tiết diện dây pha.
2) Đối với các nhánh rẽ:
+ Dây dẫn các nhánh rẽ cho phép sử dụng loại một sợi. Tiết diện dây phải lựa chọn phù hợp với công suất tiêu thụ của các hộ sử dụng điện và tối thiểu không nhỏ hơn 2,5mm2.
+ Đối với các nhánh rẽ và dây dẫn cấp điện cho cỏc phụ tải 1 pha tiết diện dây trung tính chọn bằng dây pha.
3) Dây dẫn vào hộp công tơ treo ngay trên cột đường dây hạ áp nên chọn theo các loại tiết diện sau:
+ 2 x 25 mm2 hoặc 4 x11 mm2 cho hộp 6 công tơ 5/20A
+ 2 x 16 mm2 hoặc 4 x7 mm2 cho hộp 6 công tơ 3/9A (hoặc hộp công tơ 5/20A)
+ 2 x 11 mm2 hoặc 4 x6 mm2 cho hộp 4 công tơ 3/9A (hoặc hộp công tơ 5/20A)
+ 2 x 7 mm2 cho hộp 2 công tơ 3/9A.
4) Dây dẫn vào hộp nhiều công tơ để sát nhà, xa cột đường dây hạ áp nên dùng các loại có tiết diện: 2 x 16mm2- 2 x 25mm2- 2 x 35mm2 tuỳ theo số lượng công tơ và chiều dài dây dẫn vào hộp công tơ.

4-1.3. Bố trí dây dẫn trên cột

1) Tuỳ theo yêu cầu cụ thể về hành lang tuyến và chiều cao cột có thể bố trí dây dẫn trên cột theo hàng ngang hay thẳng đứng. Trong trường hợp bố trí theo phương nằm ngang thì cho phép dây trung tính bố trí ngang vơi các dây pha, còn nếu bố trí theo phương thẳng đưng thì dây trung tính phải bố trí dưới dây pha.
2) Khoảng cách giữa các dây dẫn được lựa chọn theo hướng dẫn ở Chương I. Khoảng cách dây dẫn tại cột phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
+ Với dây dẫn trần, khoảng cách giữa các dây không nhỏ hơn quy định ở bảng sau:

+ Khoảng cách từ dây dẫn Đến cột, xà không nhỏ hơn 0,05m
+ Với dây dẫn bọc thì khoảng cách giữa các dây; khoảng cách giữa dây với cột, xà cho phép lấy bằng 50% các khoảng cách quy định trên đây.
+ Khoảng cách giữa các mạch đường dây trên cùng 1 cột không được nhỏ hơn 0,4m.
+ Cáp đường trục dùng cáp bọc cách điện không chịu lực thì cáp phải được treo trên dây chịu lực bằng dây buộc. Dây chịu lực là dây kim loại không gỉ hoặc phải được mạ kẽm chống gỉ. Dây buộc là dây thép chống gỉ có đường kính từ 0,5 Đến 1,0mm; khoảng cách giữa hai dây buộc treo cáp điện lên dây chịu lực không quá 1,0m.
3) Trường hợp đường dây hạ áp đi chung cột đường dây trung áp, cho phép bố trí cột đường dây hạ áp xen giữa các cột ngay bên dưới đường dây trung áp. Khi đó khoảng cách từ dây dẫn trung áp Đến dây dẫn hạ áp ở vị trí cột xen giữa được lựa chọn như trong trường hợp mắc dây trên cùng một cột.
4) Khoảng cách từ dây dẫn hạ áp Đến dây dẫn trung áp (dây pha) trên toàn bộ tuyến dây trong điều kiện làm việc bình thường không được nhỏ hơn các trị số được quy định tại mục 5) của điều 1-10.1. 
5) Trong trường hợp đường dây hạ áp đi chung cột, đồng thời sử dụng chung dây trung tính trực tiếp nối đất với đường dây trung áp, không được phép bố trí dây trung tính phía dưới các dây pha của đường dây hạ áp, còn tiết diện của dây trung tính phải được tính chọn đảm bảo cho cả đường dây trung áp lẫn đường dây hạ áp.
6) Dây dẫn dựng cho chiếu sáng ngoài trời mắc chung cột với đường trục hạ áp cho phép bố trí dưới dây trung tính.
7) Cầu chảy bảo vệ đặt trên cột phải bố trí thấp hơn các dây dẫn để thuận tiện cho việc sửa chữa, thay dây chảy.

4-2. Cách điện và phụ kiện

4-2.1. Cách điện và phụ kiện
1) Cách điện sử dụng cho các đường dây hạ áp nông thôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuâtt theo quy định, hệ số an toàn cơ học của cách điện(tỷ số giữa lực phá huỷ và lực căng dây tối đa) không được nhỏ hơn 2,5.
2) Đối với đường dây trên không hạ áp tuỳ theo sơ đồ bố trí dây dẫn trên cột có thể sử dụng loại cách điện đứng hoặc cách điện ống chỉ. Khi sử dụng cách điện đứng thì cách điện được lắp đặt như sau:
+ 1 cách điện đứng đỡ 1 dây dẫn cho vị trí đỡ thẳng
+ 2 cách điện đứng néo dây dẫn cho các vị trí cột néo góc, néo hãm.
3) Khi sử dụng cách điện đứng  thì lắp đặt 1 cách điện để đỡ thẳng, đỡ góc hoặc néo dây dẫn, chiều lắp đặt phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chịu lực của cách điện tại vị trí cột. Nếu cần mắc nhiều dây dẫn trên một cách điện thì phải dùng cách điện nhiều tán hoặc cách điện đệm nhiều tầng. Cấm mắc nhiều dây dẫn chồng lên nhau trên một cách điện. Cách điện đỡ hoặc néo dây phải được lắp trên xà hoặc giá đỡ.
4) Các phụ kiện như chân cách điện, cặp cáp đều được chế tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các yêu cầu về hệ số an toàn của phụ kiện tương tự như đối với phụ kiện đường dây trung áp.
5) Nối dây dẫn bằng nối ép, bằng nối hàn hoặc kẹp nối dây.
6) Để buộc cổ cách điện sử dụng loại dây nhôm 1 sợi có tiết diện 3,5mm2.
7) Tại các vị trí công tơ treo trên cột dây dẫn sau công tơ được bắt hãm qua sứ đứng hoặc sứ quả bàng(không dùng cầu chảy cá) trước khi đi tiếp vào các hộ gia đình. Tuyệt đối không được quấn dây dẫn quanh cột, chân sứ, thanh xà để tránh dây dẫn bị sước truyền điện ra thân cột và các cấu kiện bằng thép.
8) Tại các vị trí công tơ lắp đặt ở hộ gia đình dây dẫn vào công tơ được hãm trên sứ quả bàng hoặc sứ đứng, gá lắp trên các giá đỡ bằng thép hoặc bằng gỗ.
9) Tại các vị trí đỡ trung gian bằng cột gỗ, tre đã được xử lý chống mối mục có thể bắt đỡ dây dẫn vào công tơ trên sứ đứng hoặc gá treo trực tiếp trên cột gỗ. Trường hợp gá treo trực tiếp phải có biện pháp để dây dẫn không bị sước.

4-3.  Nối đất

4-3.1. Các vị trí cần nối đất:
1) Đối với đường dây hạ áp đi độc lập, nối đất chống sét và nối đất lặp lại cho trung tính được kết hợp làm một và bố trí theo từng khoảng trung bình 200 – 250m tại khu vưc đông dân cư và 400 – 500m tại khu vuc thưa dân cư.
2) Đường dây hạ áp đi chung với đường dây trung áp, ngoài việc nối đất của đường dây hạ áp phải nối đất theo quy định trong mục 3.3.1.
3) Các vị trí cột: rẽ nhánh, néo cuối, vượt đường giao thông hoặc tại đó tiết diện dây dẫn thay đổi đều được nối đất.
4) Tại tủ phân phối điện hạ áp và các cột rẽ nhánh vào hộ tiêu thụ nên lắp đặt chống sét hạ áp.
4-3.2. Điện trở nối đất:
1) Đối với các đường dây hạ áp đi độc lập :
+ Điện trở nối đất không được lớn hơn 50Ω đối với các đường dây
đi qua khu vực có nhiều nhà cao tầng, cây cối cao che chắn, khó có thể  bị  sét  đánh  trực tiếp.
+ Điện trở nối đất không được lớn hơn 30Ω đối với các đường dây
đi qua khu vực trống trải không có nhà cửa, công trình, cây cối che chắn, đường dây dễ bị sét đánh trực tiếp.
2) Trị số điện trở nối đất phải đảm bảo cả 2 yêu cầu qui định cho đường dây hạ áp và đường dây trung áp đi phía trên.
3) Hộp công tơ bằng kim loại cách điện đơn phải nối đất vỏ hộp với trị số  điện trở nối đất không được lớn hơn 50Ω. Trong trường hợp sử dụng hộp công tơ composit hoặc hộp kim loại có cách điện kép thì không cần phải nối đất vỏ hộp.
4-3.3. Loại nối đất:
- Nối đất bằng cọc, tia hoặc cọc tia hỗn hợp :
Các bộ tiếp đất loại cọc, tia phải thực hiện theo mục 2-4.2

4-4. Cột điện
4-4.1. Các loại cột:
1) Việc lựa chọn cột trên đường dây hạ áp phải dựa trên cơ sở các yêu cầu về chịu lực, thẩm mỹ, khả năng đáp ứng của thị trường, các điều kiện vận chuyển, quản lý vận hành và so sánh kinh tế.
2) Các loại cột của đường dây hạ áp có thể là cột kim loại, cột bê tông vuông, bê tông li tâm, bê tông ly tâm ứng lực trước, cột gỗ, tre được xử lý chống mối mục theo các yêu cầu phụ thuộc vào tính chất của đường dây. Hệ số an toàn của cột thấp, bê tông cốt thép không nhỏ hơn 1,5; cột gỗ, tre không nhỏ hơn 3.
+ Đối với các đường trục, nhánh 3 pha và 1 pha:
Cột sử dụng cho đường dây hạ áp là cột bê tông vuông có chiều cao 6,5m; 7,5m và 8,5m hoặc các cột BTLT ứng lực trước có chiều cao 8,0m và 8,5m. Tại các vị trí đặc biệt như khoảng vượt, giao chéo có thể sử dụng cột cao 10m; 12m.
Chỉ nên sử dụng cột bê tông li tâm cho các đường dây:
i) Đi chung tuyến với đường dây trung áp;
ii) Đi qua các thị trấn, thị tứ, dọc theo các đường quốc lộ, tỉnh lộ, các khu vực có yêu cầu mỹ quan cao;
iii) Đi qua khu vực nhiễm mặn;
iv) Tại khu vực không thể vận chuyển cột bê tông vuông an toàn vào công trình.
+ Đối với các nhánh rẽ vào hộ gia đình:
Trong trường hợp khoảng cách từ đường dây Đến hộ gia đình không vượt quá 20m có thể kéo dây dẫn thẳng từ cột điện vào hộ gia đình. Dây dẫn được néo căng tại cột điện và đầu hồi hộ gia đình.
Khi khoảng cách từ cột điện Đến hộ gia đình lớn hơn 20m, có thể đỡ dây dẫn bằng dây văng thép mạ hoặc cột đỡ trung gian. Nếu dùng cột gỗ hoặc tre chôn không móng, cột phải có chiều cao tối thiểu là 5,0m, đường kính ngọn cột tối thiểu là 80mm nếu dây dẫn không vượt qua đường ô tô.
4-4.2. Sơ đồ cột tổng thể:
4-4.2.1. Tại tất cả các vị trí đỡ thẳng, đỡ góc, đều sử dụng sơ đồ cột đơn.
4-4.2.2. Tại các vị trí néo góc, néo cuối, néo rẽ nhánh có yêu cầu chịu lực lớn hơn giới hạn chịu tải trọng thường xuyên của cột, sử dụng sơ đồ cột kép. Trong trường hợp đường dây đi qua các khu vực dân cư  thưa thớt, diện tích rộng rãi, có thể bố trí được dây néo thì tại các vị trí cột néo nên thay sơ đồ cột kép bằng sơ đồ cột đơn kết hợp với dây néo. Cấm bố trí dây néo cạnh đường giao thông hoặc tại những nơi có người và vật nuôi thường xuyên va quệt. Dây néo có thể là cáp thép hoặc thép tròn được sơn hoặc mạ kẽm chống rỉ, tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2.
4-4.2.3. Tại các vị trí đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây trung áp (được
đầu tư đồng thời), thì việc lựa chọn sơ đồ và kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu cột, móng cần được xem xét, tính toán trong phần taì liệu liên quan Đến đường dây trung áp.
4-4.2.4. Trong trường hợp đường dây hạ áp mới được lắp đặt lên cột của đường dây trung áp có sẵn, thì phải tính toán kiểm tra lại các kết cấu cột, móng và thực hiện giải pháp tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu hiện có nếu thấy cần thiết.
4-4.2.5. Đối với đường dây hạ áp, ngoài kết cấu 3 pha 4 dây và 1 pha 2 dây như hiện nay nên phát triển thêm loại kết cấu 1 pha, 3 dây.
Khoảng cột của đường dây hạ áp có thể dao động trong giới hạn rộng từ 30m Đến 70m, đôi khi dưới 30m hoặc trên 70m.

4-5. Xà & giá đỡ
4-5.1. Cấu hình xà và giá:
Tuỳ theo sơ đồ bố trí dây dẫn trên cột có thể lựa chọn cấu hình xà như sau:
- Xà bằng (đỡ hoặc néo) cho các cột đỡ, cột néo khi bố trí dây dẫn nằm ngang và sử dụng loại cách điện đứng. Trong đó có loại xà đơn dùng cho cột đỡ, mỗi pha được bắt trên một cách điện và loại xà kép dùng cho các cttj néo, cột vượt; mỗi pha được bắt trên 2 cách điện .
- Giá dọc (RACK) cho các cột khi bố trí dây dẫn theo chiều thẳng đứng dọc thân cột và sử dụng loại cách điện ống chỉ.
4-5.2. Vật liệu xà giá
- Tất cả các xà giá đều được chế tạo từ thép hình, bảo vệ chống gỉ bằng mạ kẽm nhúng nóng với chiều dày tối thiểu là 80m hoặc sơn chống gỉ.
Riêng đối với các nhánh rẽ vào các hộ gia đình xà có thể làm bằng gỗ đã được xử lý chống mối mục. Hệ số an toàn cơ học của xà thép, giá dọc không được nhỏ hơn 1,5; xà gỗ không được nhỏ hơn 3.
- Các bu lông đai ốc đều được mạ kẽm và chế tạo theo Tiêu chuẩn Việt nam.

4-6. Móng cột và néo cột
4-6.1. Các loại móng
4-6.1.1.Móng hộp
- Loại móng này được sử dụng cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, địa chất nền móng dọc tuyến có sự thay đổi nhiều, địa hình dốc và bề mặt móng dễ bị thay đổi bởi điều kiện môi trường.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 10% chiều cao cột. Khi thi công móng cột bê tông ly tâm phải đặt một tấm bê tông đúc sẵn M200 kích thước 500 x 500 x 50mm ở đáy.
- Móng hộp được đúc tại chỗ bằng bê tông mác M100.
4-6.1.2. Móng giếng:
- Loại móng này được sử dụng cho đường dây đi qua các dải cồn cát ven biển, ven sông hoặc khu vực có hiện tượng cát chảy, khó thi công.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 14 Đến 16% chiều cao cột.
- Móng giếng được đúc bằng bê tông mác M200 với các loại có đường
kính bằng 600-700- 800-1000mm.
- Đổ bê tông mác M100 bên trong móng.
4-6.1.3. Móng đất gia cường (cột chôn không móng)
- Móng đất gia cường được sử dụng cho các cột đỡ nhánh rẽ với dây dẫn có tiết diện nhỏ, yêu cầu chịu lực thấp, đi qua khu vực có địa hình khá bằng phẳng, địa chất nền móng tốt, ổn định với cường độ chịu tải (RN ) từ 2daN/cm2 trở lên, độ sệt () nhỏ hơn 0,7; góc ma sát ( ) lớn hơn 15o và không bị tơi bở khi gặp nước.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 12 Đến 15% chiều cao cột.
- Khi thi công móng đất gia cường cần lưu ý bảo tồn trạng thái tự nhiên của cảnh quan khu vực xung quanh và đầm nén đất đắp theo đúng qui định. Đất lấp hố múng phải đổ từng lớp dày 0,20m, đầm thật chặt & đắp cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 0,4m để tránh xói lở.
4-6.1.4. Móng đà cản
- Loại móng này được sử dụng cho các khu vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, địa hình bằng phẳng, địa chất nền móng chân cột trên toàn tuyến khá ổn định, không bị biến động bởi tác động môi trường.
- Độ sâu chôn cột bằng khoảng 16 Đến 18% chiều cao cột.
- Đà cản cần được đặt (tính từ vị trí bắt bu lông) thấp hơn mặt đất tự nhiên ổn định là 0,5m.
- Có thể sử dụng các sơ đồ đà cản sau đây:
+ 1 đà cản cho vị trí cột đỡ
+ 2 Đà cản đặt song song cho vị trí cột đỡ và đặt vuông góc cho vị trí cột néo đối với các đường dây đi qua khu vực có địa chất xấu, dễ lún.
- Các loại đà cản đều được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép mác 200.
- Hệ số an toàn của móng cột không được nhỏ hơn 1,3.
4-6.2. Xử lý nền móng trong các điều kiện đặc biệt:
1) Trong trường hợp móng cột thường xuyên bị ngập sâu trong nước nhiễm mặn, nước có hoạt chất ăn mòn bê tông, sử dụng loại móng cốc có cao độ mặt trên cao hơn mức nước nhiễm mặn thường xuyên và cao độ đáy móng phải thấp hơn cao độ đáy cột để bảo vệ được bê tông cốt thép của cột. Vật liệu móng cột khi ấy phải là bê tông chống thấm, chống ăn mòn.
2) Trường hợp đất nền có cường độ chịu tải quá thấp (đất bùn, sét bùn ...) có thể nghiên cứu giải pháp gia cố nền móng bằng các loại cọc cừ bê tông, tre, tràm hoặc đệm cát phân tải ...
4-6.3. Néo cột
1) Đối với các khu vực cho phép bố trí dây néo, để hỗ trợ chịu lực cho các vị trí cột néo góc, néo thẳng, néo cuối sử dụng các bộ dây néo và móng néo.
2) Dây néo được sử dụng là loại cáp thép hoặc thép tròn trơn mạ kẽm nhúng nóng với chiều dài được chọn tương ứng theo sơ đồ cột.
3) Móng néo được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép mác 200 và phải được đặt dưới mặt đất tự nhiên tối thiểu là 1,5m.
4) Các qui định về thiết kế và thi công áp dụng tương tự như đối với dây néo, móng néo của đường dây trung áp.

4-7. Cáp vặn xoắn ABC

4-7.1. Cáp vặn xoắn hạ áp không được chôn ngầm dưới đất.
4-7.2. Các phụ kiện của cáp phải đồng bộ và phù hợp với các yêu cầu sử dụng. Khi thi công phải dùng các dụng cụ phù hợp với hướng dẫn của nhà cung cấp cáp và phụ kiện.
4-7.3. Khi tuyến cáp vặn xoắn hạ áp đi chung cột với tuyến ĐDK trên 1kV, về tiêu chuẩn khoảng cách coi tuyến cáp vặn xoắn là tuyến dây bọc  cách điện và thực hiện theo điều 4-1.3.
4-7.4. Khoảng cách của tuyến cáp vặn xoắn hạ áp:
Khi độ võng lớn nhất, tới mặt đất không được nhỏ hơn 6m đối với khu vực đông dân cư và 5m đối với khu vực ít dân cư. ở đoạn nhánh ĐDK đi vào nhà, khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn tới mặt vỉa hè và đường dành cho người đi bộ được phép giảm tới 3,5m.
4-7.5. Khi lắp đặt tuyến cáp vặn xoắn vào tường nhà hoặc kết cấu kiến trúc thì khoảng cách Đến tường nhà hoặc kết cấu kiến trúc không được nhỏ hơn 5cm.
4-7.6. Các đặc tính kỹ thuật của cáp vặn xoắn hạ áp căn cứ theo số liệu của nhà chế tạo hoặc tham khảo Phụ lục.

4-8. Công tơ và hộp công tơ

4-8.1. Công tơ điện
4-8.1.1.Loại công tơ điện
1) Các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện trên 100kWh/tháng được lắp đặt loại công tơ 5(20)A; các hộ có nhu cầu sử dụng điện từ 100kWh/tháng trở xuống được lắp đặt loại công tơ 3(9)A.
2) Các khách hàng sản xuất kinh doanh, xay xát, chế biến thức ăn gia súc ..., các hộ tập thể công cộng có nhu cầu sử dụng điện 1 pha được lắp đặt loại công tơ 1 pha 10(40)A; các hộ có nhu cầu sử dụng điện 3 pha thì lắp đặt loại công tơ 3 pha 3x10(40)A hoặc 3x10(30)A, 3x20(80)A và 3x50(100)A
4-8.1.2. Vị trí lắp đặt công tơ
1) Tất cả các công tơ điện đều phải được kẹp chì kỹ thuật của cơ quan được nhà nước uỷ quyền về kiểm định công tơ và kẹp chì thương mại của đơn vị kinh doanh điện.
2) Công tơ điện có thể treo trên cột điện, trong hoặc ngoài nhà nhưng phải đảm bảo tính khách quan cho cả bên mua và bên bán.
3) Công tơ được treo ở độ cao khoảng 2,5m trong trường hợp lắp đặt trên cột điện, và không dưới 1,7m khi lắp đắt tại nhà.
4-8.1.2. Hộp công tơ
1) Sử dụng các loại hộp đặt được 1 hoặc nhiều công tơ tuỳ theo yêu cầu thực tế.
2) Trong mỗi hộp công tơ phải lắp đặt áp tô mát hoặc cầu chảy loại 20A, 30A hoặc 40A phía sau mỗi công tơ hộ gia đình.
3) Hộp công tơ được sử dụng là loại hộp sắt được sơn tĩnh điện với cách điện đơn hoặc cách điện kép, hộp inox với cách điện kép hoặc hộp composit.
4) Hộp công tơ được chế tạo theo kiểu hộp kín (IP-43), có cánh cửa với các ô hở để đọc chỉ số công tơ, chỉnh sửa cầu chảy, áp-tô-mat... và khoá bảo vệ.

4-9- Khoảng cách an toàn trong lưới điện nông thôn

4-9.1. Khoảng cách an toàn
1) Đối với đường dây hạ áp nông thôn, khoảng cách theo phương nằm ngang từ dây dẫn gần nhất khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất tới các bộ phận của nhà ở, công trình nên chọn không nhỏ hơn quy định sau:

2) Đối với đường dây hạ áp nông thôn sử dụng cáp điện, cho phộp bắt trực tiếp cáp lên tường xây kín hoặc luồn trong ống dẫn cáp đặt sát thành cầu, gầm cầu.
4-9.2. Đường dây hạ áp nông thôn giao chéo với đường dây thông tin, tín hiệu trê không phải đảm bảo các điều kiện sau:
1) Dây điện lực phải đi phía trên và không được nối dây dẫn trong khoảng giao chéo.
2) Khoảng cách thẳng đứng từ dây điện lực Đến dây thông tin, tín hiệu trong
điều kiện không có giá không được nhỏ hơn 1,2m.
3) Cột của đường dõy điện lực vượt qua đường dõy thụng tin, tớn hiệu cấp I phải dựng loại cột néo; các dây của đường dây điện lực phải mắc kép trên 2 cách điện.
4-9.3. Cho phép đường dây truyền thanhvà cáp thông tin đi chung cột với đường dây hạ áp với điều kiện sau:
1) Được sự đồng ý của đơn vị quản lý đường dây điện lực.
2) Dây điện lực đi phía trên.
3) Khoảng cách thẳng đứng từ dây điện lực Đến dây truyền thanh, cáp thông tin không được nhỏ hơn 1,25m.
4) Dây truyền thanh, cáp thông tin được đặt trên xà, cách thân cột ít nhất 0,2m.
4-9.4. Đường dây hạ áp giao chéo với đường dây cao áp phải đảm bảo các điều kiện sau:
1) Dây cao áp phải đi phía trên, có tiết diện tối thiểu 35 mm2.
2) Khoảng cách an toàn thẳng đứng từ dây dưới cùng của đường dây cao áp Đến dây trên cùng của đường dây hạ áp trong điều kiện không có giá không được nhỏ hơn quy định sau:

Cấp điện áp (kV) Đến 15 22-35 66-110 220 500
Khoảng cáh an toàn (m) 2,0 2,5 3,0 4,0 6,5

4-9.5. Đường dây hạ áp đi gần hoặc đi song song với đường dây cao áp, đường dây thông tin, tín hiệu thì khoảng cách ngang giữa các dây dẫn gần nhất ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn 4m.

HẾT CHƯƠNG 4

google+

linkedin